WinWinStore – Các nhiếp ảnh gia thường có bên mình nhiều filter cho ống kính của họ với các hiệu ứng và mục đích sử dụng khác nhau, thông dụng nhất có lẽ chính là filter UV. Vậy thì filter UV là gì? Có nên dùng món phụ kiện này cho ống kính của bạn hay không?
Filter UV là gì?
Filter ultraviolet (UV) là filter được gắn lên phía trước ống kính và sẽ lọc các tia cực tím đi đến cảm biến máy ảnh. Filter UV trước đây rất quan trọng tròng thời đại các máy ảnh film, nhưng khi mà các máy ảnh điện tử xuất hiệu nhiều thì chúng ít được sử dụng hơn. Nhưng mặc dù vậy thì với vài mục đích chúng vẫn được các nhiếp ảnh gia sử dụng.
Các filter UV khi bán ra sẽ có các dấu hiệu L ở trên chúng, ví dụ L35, L37 hoặc L39, hoặc có thể xem ở ảnh bên dưới.
Chữ L và con số đi kèm là kí hiệu chỉ bước sóng được kính lọc ra. Bộ lọc L35 chặn ánh sáng UV có bước sóng ngắn hơn 350 nanomet (nm), L37 loại bỏ mọi thứ có bước sóng lên tới 370nm,…
Ánh sáng UV là gì vì nó ảnh hưởng ảnh ra sao?
Tia cực tím là ánh sáng có dải bước sóng trong khoảng 100-400nm trong quang phổ ánh sáng, về mặt màu sắc được chuyển thành tông màu tím và xanh lam. Tuy nhiên mắt người thì có thể nhìn được bước sóng khoảng 380-750nm nên dù có lúc chúng ta thấy được một vài màu sắc trong tia sáng, nhưng thực tế vẫn còn có nhiều màu khác mà chúng ta không thấy được.
Mặc dù chúng không thấy được bằng mắt thường nhưng các tia sáng UV có thể ảnh hưởng đến ảnh khi chúng ta chụp vào lúc trời sáng, đặt biệt là ở các khu vực đồi núi hoặc gần các bờ biển. Các bức ảnh lúc này có thể bị ám màu xanh dương khi chụp. Khi đó các filter UV sẽ chặn bớt các tia cực tím đi vào cảm biến máy ảnh, bỏ đi các màu xanh không mong muốn.
Đặc biệt nếu bạn đang chụp bằng các máy ảnh film thì tia cực tím sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến ảnh so với máy ảnh kĩ thuật số.
Thông thường các máy ảnh kĩ thuật số ngày nay đều đã có tích hợp kèm filter UV trên lớp bảo vệ của cảm biến nên khi chụp với filter UV ngoài hoặc không có filter này cũng không có nhiều khác biệt.
Filter UV có làm giảm chất lượng ảnh không?
Câu hỏi này cũng rất được quan tâm vì các filter này sẽ nằm trước ống kính của bạn. Thậm chi ngay cả khi bạn có máy ảnh mới nhất, tốt nhất và đắt nhất về thông số kỹ thuật và tính năng, thì việc đặt một thành phần quang học chất lượng thấp (cho dù là ống kính hay bộ lọc) trước máy ảnh đó sẽ dẫn đến hình ảnh có chất lượng thấp hơn so với khả năng về hình ảnh của máy ảnh. Có thể nói hiện tại có rất nhiều lựa chọn trên thị trường, bạn nên cân nhắc các sản phẩm chất lượng cao từ các nhà sản xuất có uy tín. Đây thường là những bộ lọc kết hợp hai yếu tố quan trọng:
- Nhiều lớp phủ giúp giảm hoặc loại bỏ hiện tượng quang sai về màu sắc, hiệu ứng lóe sáng và đổ màu
- Chất liệu tinh thể hoàn thiện cũng rất quan trọng, một số filter sử dụng nhựa trong sẽ không tốt bằng các chất liệu tinh thể cao cấp cấp tạo lên lớp kính của filter.
Hai thông số này cũng áp dụng với tất cả các loại filter, không riêng gì UV.
Filter UV có phải chỉ là filter bảo vệ ống kính?
Nếu bạn đang sở hữu máy ảnh kĩ thuật số thì câu trả lời này đôi lúc là có, vì các máy ảnh kĩ thuật số vốn ít nhạy với tia cực tím hơn so với các máy ảnh cơ học. Vì thế việc người dùng máy ảnh kĩ thuật số trang bị thêm filter UV không phải lúc nào cũng sẽ đem đến hình ảnh khác biệt. Tuy nhiên lúc này filter sẽ đóng vai trò như phụ kiện bảo vệ ống kính, tránh va đập nhẹ hoặc trầy xước thấu kính.
Còn nếu bạn dùng máy ảnh film thì filter UV sẽ còn quan trọng hơn để giảm ánh sáng xanh dương.
Có nên mua filter UV hay không?
Như vậy bạn có nên mua filter UV hay không? Câu trả lời phù hợp thật sự không có.
Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh film thì nên cân nhắc sở hữu một chiếc filter UV để tránh hình ảnh bị ám màu.
Còn nếu bạn đang sở hữu máy ảnh kĩ thuật số, hoặc cũng là máy ảnh film nhưng đắt tiền thì cũng nên cân nhắc sử dụng filter này như là một lớp bảo vệ cho ống kính. Bạn có thể cân nhắc hi sinh một chút chất lượng ảnh để đảm bảo an toàn cho ống kính khi chụp ở các khu vực như đồi núi, nhiều người qua lại hoặc các môi trường cát bụi.
Sau cùng câu trả lời vẫn là ở bạn khi cân nhắc.