WinWinStore – Máy ảnh và ống kính máy ảnh là những sản phẩm được đánh giá là rất đắt tiền dù đã có nhiều phân khúc như giá rẻ, tầm trung hoặc cao cấp. Nhưng nếu bạn để ý một chút thì giá thành của những chiếc máy ảnh và các ống kính đang có những con số rất cao hay chưa?
Máy ảnh và ống kính là những sản phẩm đắt tiền, nhưng vẫn có nhiều người tự hỏi rằng “Vì sao máy ảnh và ống kính đang ngày càng trở nên đắt hơn?”. Mặc dù đã có những phân khúc có chênh lệnh mức giá nhưng chúng vẫn là những thiết bị có giá thành tương đối đắt đỏ. Theo thời gian sẽ có lạm phát, đó là điều tất yếu nhưng thử xem xét giá ra mắt của các sản phẩm trong một số danh mục và điều chỉnh theo lạm phát thì có thể thấy sự khác biệt về giá bán gần đây. Khoảng cách tăng giá cũng là một điều đáng lo ngại và cả ba cái tên lớn trong ngành công nghiệp máy ảnh đều có mức tăng khác nhau.
Ví dụ đầu tiên là Sony:
Máy ảnh mirrorless nhập môn APS-C Sony | |||
---|---|---|---|
Sony NEX 5 | Sony a6000 | Sony a6100 | |
Ngày ra mắt | 5/2010 | 2/2014 | 8/2019 |
Giá khi ra mắt | 550 USD (kèm 16mm F2.8) | 650 USD | 750 USD |
Giá hiện tại | 668 USD | 733 USD | 774 USD |
Tiếp đến là Nikon:
Máy ảnh APS-C nhập môn Nikon | |||
---|---|---|---|
Nikon D50 | Nikon D5000 | Nikon Z50 | |
Ngày ra mắt | 4/2005 | 4/2009 | 10/2019 |
Giá khi ra mắt | 799 USD | 730 USD | 860 USD |
Giá hiện tại | 1096 USD | 907 USD | 885 USD |
Đây chỉ là bảng tham khảo và tất nhiên các mẫu so sánh không tương tự.
Dòng máy ảnh mirrorless Fujifilm X-E | ||||
---|---|---|---|---|
Fujifilm X-E1 | Fujifilm X-E3 | Fujifilm X-E4 | Fujifilm X-S10 | |
Ngày ra mắt | 9/2012 | 9/2017 | 1/2021 | 10/2020 |
Giá khi ra mắt | 1000 USD | 900 USD | 850 USD | 1000 USD |
Giá hiện tại | 1145 USD | 973 USD | 861 USD | 1017 USD |
Fujifilm có dòng máy ảnh X-E đang trở nên rẻ hơn kha khá trong những năm qua, nhưng nhìn lại thì chúng ngày càng ít nhận được sự quan tâm hơn và được tập trung công nghệ hơn. Thay vào đó người ta sẽ lựa chọn X-S10 với các thông số tốt, đa dụng và giá thành ưu ái hơn để mang về chất lượng ảnh tốt, quay video tốt và khả năng chống rung bên trong thân máy.
Tất nhiên bạn sẽ nói rằng việc bỏ ra 1000 USD cho một chiếc máy ảnh mạnh mẽ là hoàn toàn xứng đáng, nhưng hãy nhớ rằng đây đều là những dòng máy ảnh cơ bản, nhập môn và những chiếc máy ảnh cao cấp hiện tại đã cán mốc 6000 USD rồi đó. Nhưng cũng khá may mắn là nếu để ý một chút, các máy ảnh đắt tiền và cao cấp khi ra mắt có giá cao nhưng giá thành sẽ không tăng theo thời gian, miễn là có nhiều lựa chọn ở phân khúc thấp hơn. Ví dụ như Sony ra mắt máy ảnh a1 đắt hơn 2000 USD so với thế hệ trước, nhưng giá bán của nó hay những máy ảnh khác thuộc dòng cao cấp không hề tăng đáng kể vì Sony muốn nhắm chiếc máy ảnh a1 vào các đối thủ của mình là Canon và Nikon ở phân khúc máy ảnh cao cấp.
Cũng đồng thời không phải máy ảnh mới ra đều có giá đắt, ví dụ như Pentax K-3 III mới của Ricoh không đắt hơn những chiếc DSLR cao cấp tương tự trước đây.
Máy ảnh DSLR APS-C cao cấp | ||||
---|---|---|---|---|
Nikon D300 | Nikon D500 | Canon EOS 7D | Pentax K-3 III | |
Ngày ra mắt | 8/2007 | 1/2016 | 9/2009 | 3/2021 |
Giá khi ra mắt | 1800 USD | 2000 USD | 1700 USD | 2000 USD |
Giá hiện tại | 2293 USD | 2236 USD | 2085 USD | 2000 USD |
Nhưng cũng cần cân nhắc đến vấn đề thay đổi ở thị trường sẽ ảnh hưởng tới sản phẩm mới. Ví dụ như bạn sẽ bỏ một mức giá cao để mua Canon EOS 7D ngay khi nó ra mắt, nhưng bạn sẽ cần gần như gấp đôi số đó để mua EOS 5D. Những chiếc máy ảnh full frame nhập môn đang ngày càng trở nên dễ mua hơn.
Máy ảnh full frame nhập môn | ||||
---|---|---|---|---|
Nikon D600 | Sony a7 | Sony a7 III | Nikon Z6 II | |
Ngày ra mắt | 9/2012 | 10/2013 | 2/2018 | 10/2020 |
Giá khi ra mắt | 2099 USD | 1700 USD | 2000 USD | 2000 USD |
Giá hiện tại | 2404 USD | 1928 USD | 2128 USD | 2034 USD |
Chiếc máy ảnh D600 giống như Canon EOS 6D đã từng được đánh giá là giá thấp trong thời điểm đó, nhưng hiện tại giá của nó đã đắt hơn cả các mẫu máy mới hiện nay trong cùng phân khúc như Nikon Z6 II, Sony a7 III,… Còn có Canon RP và Nikon Z5 cũng có giá tiền khá tương tự, đều là những chiếc máy ảnh full frame kĩ thuật số giá khá ổn được bán ra nhưng cần cân nhắc đây là một phần của chiến dịch khuyến khích người dùng sử dụng ngàm ống kính mới của thương hiệu tương ứng đang dùng. Có nghĩa là khuyến khích mọi người mua ống kính mới.
Tương tự với máy ảnh thì ống kính cũng có sự thay đổi. Chúng ta đang ngày càng thấy nhiều công ty bán máy ảnh rẻ hơn, thấp hơn 2000 USD và đồng thời họ cũng ra mắt những chiếc ống kính hướng tới người dùng thông thường và chuyên nghiệp. Hiện tại vẫn chưa thấy Canon và Nikon giới thiệu ống kính 50mm F1.2 cho ngàm mới, nhưng cả hai công ty cùng với Sony đã giới thiệu ống kính 50mm F1.2, với mức giá tương ứng khá cao. Có thể thấy những chiếc ống kính dành cho máy ảnh mirrorless mới đang ngày càng tăng giá bán, tăng chất lượng nhiều hơn là nhắm tới mục đích là giá bán tốt hơn.
Ống kính tương tự ~50mm F1.8 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Canon EF 50mm F1.8 | Canon EF 50mm F1.8 STM | Sony FE 50mm F1.8 | Canon RF 50mm F1.8 | Sony 55mm F1.8 ZA | Z Nikkor 50mm F1.8 | ||
Ngày ra mắt | 12/1990 | 5/2015 | 3/2016 | 11/2020 | 10/2013 | 8/2018 | |
Giá khi ra mắt | 130 USD | 130 USD | 250 USD | 200 USD | 1000 USD | 600 USD | |
Giá hiện tại | 257 USD | 145 USD | 278 USD | 204 USD | 1134 USD | 630 USD |
CEO của Sigma là Kazuto Yamaki, đây là công ty ống kính bên thứ ba thường có các lựa chọn giá thành tốt hơn so với phiên bản gốc của Sony. Tuy nhiên, gần đây họ đã bắt đầu có những chiếc ống kính cao cấp giá thành cao trên thị trường và vị CEO này từng nói “người dùng muốn chuyển từ giá thấp, mức giá chấp nhận được để nâng cấp lên các ống kính cao cấp, hiệu năng tốt hơn nên vì thế mà giá bán ống kính Sigma đã có tăng gần đây”.
Ngoài ra người này còn nói thêm rằng việc cạnh trạnh ở phân khúc cao cấp cũng gián tiếp đẩy giá bán lên, vì khách hàng yêu cầu các chất lượng và hiệu năng cao hơn. Theo ông, họ kiểm tra từng chi tiết được tăng lên trên ống kính và như vậy Sigma phải hoàn thiện các yếu tố của ống kính, kiểm tra kĩ càng hơn trong khâu lắp ráp và sản xuất nên giá thành cũng có sự biến động.
Ống kính 24-70mm F2.8 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Canon EF 24-70mm F2.8 II | Sony 24-70mm ZA SSM II | Nikon 24-70mm F2.8G ED VR | Sony FE 24-70mm GM | Z Nikkor 24-70mm | Canon RF 24-70mm F2.8 | |
Ngày ra mắt | 2/2012 | 4/2015 | 8/2015 | 2/2016 | 2/2019 | 8/2019 |
Giá khi ra mắt | 2200 USD | 2100 USD | 2400 USD | 2200 USD | 2300 USD | 2300 USD |
Giá hiện tại | 2580 USD | 2370 USD | 2689 USD | 2477 USD | 2429 USD | 2395 USD |
Tuy nhiên cũng tương tự các máy ảnh thì ống kính cũng có sự phức tạp, bảng dưới đây sẽ cho bạn hình dung dễ hơn khi ống kính 70-200mm F2.8 ngàm Z của Nikon lại ít đắt hơn so với hai người tiền nhiệm theo giá bán hiện tại, trong khi đó tương tự với Canon RF 70-200mm F2.8 lại đắt so với hai người tiền nhiệm, nhưng giá bán hiện tại lại không quá chênh lệch so với phiên bản ra mắt hồi đầu năm 2000.
Các ống kính Nikon 70-200mm F2.8 | |||
---|---|---|---|
Nikkor 70-200mm F2.8E VR II | Nikkor 70-200mm F2.8E | Z Nikkor 70-200mm F2.8 | |
Ngày ra mắt | 7/2009 | 10/2016 | 1/2020 |
Giá khi ra mắt | 2400 USD | 2800 USD | 2600 USD |
Giá hiện tại | 2951 USD | 3068 USD | 2669 USD |
Các ống kính Canon 70-200mm F2.8 | ||||
---|---|---|---|---|
Canon EF 70-200mm F2.8 L IS | Canon EF 70-200mm F2.8 L IS II | Canon EF 70-200mm F2.8 L IS III | Canon RF 70-200mm F2.8 L IS | |
Ngày ra mắt | 9/2001 | 4/2010 | 8/2018 | 2/2019 |
Giá khi ra mắt | 2000 USD | 2100 USD | 2100 USD | 2700 USD |
Giá hiện tại | 2971 USD | 2555 USD | 2206 USD | 2829 USD |
Như vậy có thể thấy thị trường ống kính cũng có phần giống máy ảnh, khi mà các máy ảnh và ống kính mới ra có giá bán đắt, nhưng so với những thiết bị trước đó, có giá mà ngày ấy chúng ta đánh giá là cao thì con số hiện tại tăng lên rất nhiều.
Các ống kính Sigma 24-70mm F2.8 | |||
---|---|---|---|
Sigma 24-70mm F2.8 EX DG HSM | Sigma 24-70mm F2.8 DG OS HSM Art | Sigma 24-70mm F2.8 DG DN Art | |
Ngày ra mắt | 9/2008 | 9/2012 | 4/2021 |
Giá khi ra mắt | 900 USD | 900 USD | 900 USD |
Giá hiện tại | 1099 USD | 1030 USD | 900 USD |
Vậy thì chuyện gì đang xảy ra?
Có thể hiểu được các ống kính và máy ảnh hiện tại không hề đắt hơn, thay vào đó các nhà sản xuất tập trung đến người dùng cao cấp hơn với chất lượng hoàn thiện và giá bán tương ứng. Nhưng trong khi đó họ lại không có bất kỳ phiên bản mới nào của những sản phẩm tầm trung trước đó để rồi chúng khan hiếm và giá thành bị đẩy lên cao, có thể vượt qua cả thiết bị mới được ra mắt. Đồng thời việc một số người dùng đánh giá các mẫu mới hơn, có giá có thể ưu đãi hơn nhưng không có nhiều nâng cấp và cải thiện nên họ sẽ chọn thế hệ cũ hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến giá cả. Tuy nhiên, đó là đối với ống kính còn máy ảnh thì không phải lúc nào cũng như vậy. Thông thường thế hệ mới sẽ cải thiện nhiều hơn so với thế hệ cũ.
Nhưng tổng kết lại, không thể không thừa nhận rằng các máy ảnh đang ngày càng trở nên đắt tiền hơn và ống kính cũng như vậy. Nhưng nếu chúng ta mở rộng cái nhìn tới những thiết bị khác thì có thể thấy những sản phẩm mới không quá đắt, thay vào đó do giá trị và những mục tiêu của các nhà sản xuất hướng tới đối tượng cao hơn nên giá thành của sản phẩm mới trông khá cao, nhưng lại không quá cao so với các thế hệ trước. Tóm gọn lại, bài viết này nhằm giải thích về các xu hướng giá cả và một số lý do đằng sau những thay đổi giá bán, chứ không ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Quan trọng nhất bạn cần cân nhắc rằng “sản phẩm nào có giá trị với bạn” và hãy nhớ giá trị đem đến sẽ tốt hơn giá bán, các sản phẩm mới có mang lại hình ảnh thú vị hơn hay chất lượng tốt hơn, ở một mức độ mà giá bán của chúng có xứng đáng không? Đó mới là tiêu chí để đánh giá.