WinWinStore – Tiếp tục là loạt ảnh chụp Mộc tinh được kính thiên văn James Webb gửi về Trái Đất sau loạt ảnh chụp trước đó.
Kính thiên văn James Webb đã được phóng lên không gian vào 12/2021, kể từ đó cho đến nay nó liên tục chụp và gửi rất nhiều hình ảnh đẹp từ vũ trụ rộng lớn về Trái Đất. Cách đây vài hôm, James Webb một lần nữa gửi về chúng ta bức ảnh rất đẹp, lần này chủ thể chính là Mộc tinh, hành tinh to nặng nhất trong hệ Mặt Trời.
Hai hình ảnh mới nhất của Sao Mộc đã được NASA, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Canada công bố hồi đầu tuần này. Để chụp được tấm ảnh trên, James Webb đã sử dụng camera quang phổ cận hồng ngoại để thu được những hình ảnh xuyên qua các lớp khói bụi ngoài không gian. Nhờ camera này, hình ảnh có thể thể hiện được các chi tiết ngoài vùng ánh sáng khả kiến mà mắt người có thể nhìn được, sau đó các bộ xử lý sẽ đảm nhận nhiệm vụ tái tạo lại màu sắc của vật thể để trông như một tấm ảnh màu thông thường.
Kính thiên văn James Webb được thiết kế để có thể thu được những hình ảnh ở khoảng cách cực xa trong không gian, có thể lên tới khoảng cách 28 triệu năm ánh sáng. Do đó, dù nằm rất xa so với Trái Đất, nhưng con số 780 triệu km chỉ là một con số rất nhỏ so với khả năng của James Webb.
Vùng quang phổ cận hồng ngoại là vùng ánh sáng có bước sóng dài, tần số nhỏ. Do đó chúng có thể truyền đi với một khoảng cách rất xa mà không bị thất thoát năng lượng. Do đó vùng quang phổ này thường được dùng để thu thập hình ảnh từ các thiên thể nằm rất xa mà chúng ta không thể quan sát được.
Mặc dù vậy, Sao Mộc lại là hành tinh có tốc độ quay cực nhanh, nhanh nhất trong các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời. Do đó, thu thập hình ảnh từ hành tinh này gặp tương đối thách thức. Tuy nhiên nhờ vào các tinh chỉnh kỹ thuật số mà các chuyên gia tại NASA có thể dễ dàng thu được bức ảnh như trên.
Trong hình, ta có thể thấy rõ các dải mây, cực quang và các bão xoáy đang hiện diện trên bề mặt của hành tinh. Cũng có thể dễ dàng thấy rõ The Great Red Spot – một vết đỏ lớn đặc trưng của Sao Mộc.
Bức ảnh còn lại có góc nhìn rộng hơn, chụp được cả Sao Mộc và hai trong số rất nhiều mặt trăng của nó, mặt trăng Amalthea và Adrastea. Dù kiến thức con người là rất lớn, nhưng chúng ta vẫn còn khá mù mờ về các thông tin xung quanh hành tinh khí khổng lồ này. Chắc chắn trong tương lai, với sự giúp sức của các công nghệ mạnh mẽ, chúng ta có thể nghiên cứu kỹ hơn về hành tinh thú vị này.