Những chiếc máy ảnh X100 ban đầu dù không mấy phổ biến nhưng cũng đã góp không ít công sức để tạo thành phong trào máy ảnh Fujifilm X100VI hôm nay.
Thế hệ máy ảnh X100 thứ 6 – Fujifilm X100VI với trải nghiệm sáng tạo hình ảnh đầy cảm xúc bởi sự kết hợp giữa cảm biến chất lượng cao cùng một thiết kế tinh tế và ấn tượng. Tuy nhiên để có được ngày hôm nay, ít ai biết rằng dòng máy ảnh đã có một hành trình dài với nhiều thăng trầm từ những thiết bị đầu tiên rồi dần dần nâng cấp cho đến X100VI hôm nay. Bài viết này sẽ đưa bạn nhìn lại lịch sử dòng X100 để hiểu rõ hơn về sự phát triển và thành công của dòng máy ảnh mang tính biểu tượng này.
Finepix X100 – Tháng 12/2010
Máy ảnh Fujifilm Finepix X100 là máy ảnh compact cảm biến lớn đầu tiên của hãng, góp phần định hình dòng máy ảnh X series sau này.
Vào những năm 2000, Fujifilm nổi tiếng với các máy ảnh compact chuyên nghiệp (bride-compact, sự kết hợp của compact và DLSR nhưng không thể thay thế ống kính). Nhưng trong thời điểm đó cạnh tranh về giá thành rất khốc liệt với các đối thủ như Sigma và Leica cũng đã giới thiệu các sản phẩm máy ảnh không thể thay thế ống kính với cảm biến lớn. Chưa có ai từng nghĩ đến một chiếc máy ảnh rangefinder với ống kính cố định vào lúc đó. Vì thế mà đến tháng 12/2010, Fujifilm Finepix X100 ra đời.
Thế hệ X100 ban đầu vẫn mang tên “Finepix” cũ, phù hợp với vai trò giúp Fujifilm chuyển hướng từ máy ảnh compact phổ thông sang các sản phẩm cao cấp dành cho nhiếp ảnh gia. Có thể nói thiết bị đầu tiên đã thành công định hình dòng máy ảnh này với trang bị cảm biến APS-C 12MP, viewfinder sử dụng màn hình LCD 1.44 triệu điểm ảnh và màn hình phía sau có kích thước khá khiêm tốn là 2.8-inch. Nhưng vì lúc đó nó hoạt động chưa tốt do phần mềm nên nhiều người đánh giá không cao.
X100S – Tháng 1/2013
Chiếc máy ảnh tiếp theo là X100S với chữ S nghĩa là Second (thứ hai), là sự kết hợp giữa những nâng cấp đáng kể và cải tiến tinh tế của máy. Thay đổi lớn nhất là chuyển sang cảm biến 16MP nâng cấp chất lượng ảnh với độ phân giải ấn tượng trong khoảng thời gian này. Ngoài ra máy ảnh cũng có thể áp dụng các bộ lọc màu X-Trans được giới thiệu trên chiếc máy ảnh X-Pro1 ra mắt trước đó 1 năm. Có lẽ ít người biết, nhưng đây cũng là máy ảnh đầu tiên tích hợp công nghệ lấy nét phát hiện pha trên cảm biến trong một vùng ở giữa chip; cũng là máy ảnh đầu tiên sử dụng chip có thiết kế ADC song song theo cột, giúp giảm thiểu nhiễu đọc và tăng đáng kể dynamic range.
Fujifilm cũng tinh chỉnh các chi tiết khác như thao tác nút bấm với công tắc MF/AF được sắp xếp lại để đặt AF-C ở vị trí trung tâm khó gạt trung nhất. Một cảm biến xoay chính xác hơn được thêm vào vòng lấy nét MF và một nút bấm để di chuyển điểm lấy nét. Ngoài ra màn hình LCD trong khung ngắm cũng được nâng cấp độ phân giải lên 2.36 triệu điểm ảnh. Fujifilm cũng đã ra mắt X-T1 với bộ giả lập màu Pro Neg Hi và Pro Neg Std, X100S không ngoại lệ cũng được tích hợp 2 giả lập màu này.
X100 với firmware 2.01 – Tháng 10/2013
Đến khoảng cuối năm 2013, Fujifilm phát hành một bản cập nhật firmware cho X100 giúp hoàn thiện thiết bị hơn. Bản firmware 2.01 đã cải thiện hiệu suất lấy nét của máy ảnh đến mức hiếm có, thậm chí có thể là chưa từng có trong lịch sử máy ảnh của hãng và đã giúp X100 được tin dùng hơn trước. Ngoài ra bản firmware này còn được phát hành ở thời điểm máy đã có tuổi đời 3 năm, và ngừng sản xuất trước 9 tháng kể từ thời điểm phát hành bản cập nhật. Về sau các máy ảnh nhận được cập nhật firmware thường xuyên hơn nhưng ít có bản phiên bản nào cải thiện rõ hiệu năng của máy đến như vậy.
X100T – Tháng 9/2014
Sau 20 tháng kể từ X100S, Fujifilm ra mắt chiếc máy ảnh X100T. Mặc dù độ phân giải vẫn giữ nguyên ở mức 16MP, nhưng có rất nhiều thay đổi khác như viewfinder hybrid có thêm một thanh bật lên cho phép chiếu hình ảnh điện tử vào góc của kính ngắm quang học. Công tắc nhỏ kiểu hẹn giờ tự động ở mặt trước của máy ảnh đã được biến thành công tắc hai chiều để phù hợp.
Đồng thời thiết kế cũng được thay đổi với nút dial có thể nhấn vào, cùng với thay đổi 4 nút định hướng lớn cho phép đi qua các cài đặt và chọn điểm lấy nét chính xác hơn. Ngoài ra máy ảnh còn có thêm 7 nút tuỳ chỉnh, cùng với tích hợp Wi-Fi đánh dấu lần đầu tiên tính năng này có trên dòng X100. Màn hình cũng đã nâng cấp lên 3-inch với độ phân giải 1.04 triệu điểm ảnh, vành xoay bù trừ phơi sáng được mở rộng, cho phép hiệu chỉnh 3 stop mỗi hướng và đây là những nâng cấp nhỏ nhưng góp phần tạo ra một thiết bị dễ sử dụng hơn. Cuối cùng là Fujifilm bổ sung thêm màu ‘Classic Chrome’ cho X100T.
X100F – Tháng 1/2017
Đối với phiên bản thứ tư, độ phân giải cảm biến đã được tăng lên 24MP, mang lại cải thiện đáng kể về chất lượng hình ảnh. Độ phân giải cao hơn đồng nghĩa với việc giảm thiểu nhu cầu phóng to 100% khi chụp, khả năng xử lý cũng được nâng cấp đặc biệt là từ các nhà sản xuất phần mềm bên thứ ba, giúp giảm thiểu hiện tượng nhiễu hạt trên ảnh chụp với cảm biến X-Trans.
Máy ảnh cũng sử dụng pin mới, với điện áp tăng lên 7.2V và dung lượng tăng lên 8.7Wh, so với 6.2Wh của bản trước. Điều này không chỉ cải thiện thời lượng pin mà còn giúp tăng tốc độ lấy nét.
Về thiết kế, X100F cũng đã cải tiến và cho phép sử dụng thoải mái hơn đặc biệt là jopstick chọn điểm lấy nét. Nhưng 1 điểm là phần nút vặn lồng bên trong một nút vặn khác cho ISO có phần khó sử dụng, nhất là nếu bạn cần thay đổi ISO giữa các lần chụp, đặc biệt là với ba chế độ ISO tự động của máy. Nhưng đây là một thiết kế đẹp có hơi hướng máy ảnh film nên cũng là một trong những thay đổi đáng hoan nghênh. Về giả lập màu, X100F bổ sung thêm chế độ Acros với chi tiết tốt (có ba biến thể mô phỏng kính lọc màu).
X100V, mở đường cho cơn sốt dòng X100 – Tháng 2/2020
Đến tháng 2 năm 2020, Fujifilm ra mắt X100V là phiên bản thứ 5. Phiên bản này nhận được rất nhiều sự quan tâm nhờ vào sự xuất hiện của ống kính mới, thiết kế mới cải thiện khả năng sử dụng, chất lượng ảnh cũng được cải tiến đáng kể nhưng đáng chú ý là kích thước vẫn rất nhỏ và gọn. Mặc dù khả năng thao tác chậm hơn so với các máy ảnh X Series khác ở thời điểm đó nhưng thiết kế và cấu hình của phiên bản thứ 5 này đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt.
X100V thiết kế lại kính ngắm quang học/điện tử, màn hình có độ phân giải cao hơn (1280 x 960 pixel) và chuyển sang công nghệ màn hình OLED sáng hơn. Đồng thời Fujifilm đã lắng nghe mối lo ngại của người dùng và phát hành bản cập nhật firmware v2.0 với các thay đổi và cải thiện thiết bị hơn. Bên cạnh đó việc chuyển sang cảm biến BSI CMOS 26MP là một thay đổi tương đối nhỏ nhưng đem đến chất lượng ảnh và khả năng quay video ấn tượng hơn, thêm vào các giả lập màu Eterna, Classic Neg cũng góp phần tạo nên cơn sốt và cháy hàng trong 2 năm vừa rồi.
X100VI – Tháng 2/2024
Đến thời điểm hiện tại, mặc dù sau 4 năm nhưng Fujifilm X100VI không có khác biệt nhiều về thiết kế dễ dàng khiến người ta đánh giá thấp. Tuy nhiên xét ở bên trong, việc bổ sung chống rung IBIS cùng với cảm biến 40MP là một trong những nâng cấp ấn tượng nhất. Bên cạnh đó khả năng lấy nét tự động có thể nhận dạng nhiều chủ thể sẽ hữu ích hơn trong quay video, khi quay cũng có thể quay 6.2K chất lượng cao.
Fujifilm cũng đã hoàn thiện thiết kế hơn với tinh chỉnh nhỏ như cơ chế màn hình lật được thiết kế lại phù hợp hơn cho cả chụp ảnh ngang hông và chụp trên cao. Đồng thời thêm vào giả lập Reala ACE, Nostalgic Neg và Eterna Bleach Bypass cũng đem đến các trải nghiệm sử dụng tốt hơn cho người dùng.
Nhìn chung, với X100VI việc bao nhiêu tính năng nâng cấp trên phiên bản này sẽ đến với các máy ảnh X series khác sẽ được coi là bài kiểm tra về cam kết hỗ trợ người dùng hiện tại của Fujifilm. Nhưng nhìn lại tổng thể dòng X100 thì đây là dòng máy ảnh lâu đời, có lúc thăng và lúc trầm nhưng đã được cải tiến, tinh chỉnh trong suốt vòng đời của chúng.