Kính thiên văn vũ trụ James Webb tiếp tục gửi về những hình ảnh chụp được và mới đây là bức ảnh ‘Phantom Galaxy’ đầy mê hoặc.
Kính thiên văn vũ trụ James Webb (JWST) là hệ thống công cụ trung hồng ngoại (MIRI) đã được sử dụng để chụp một bức ảnh tuyệt đẹp và mê hoặc phần trung tâm của thiên hà M74, còn được gọi là Phantom Galaxy.
Theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết, thiên hà này nằm cách chúng ta khoảng 32 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Song Ngư. Nó gần như là đối diện Trái Đất, nên vì thế khi kết hợp sẽ tạo thành hình xoắn ốc nên rất được các nhà thiên văn chú ý đến. “Tầm nhìn sắc nét của Webb đã thấy được những sợi khí và bụi mỏng manh trong các nhánh xoắn ốc khổng lồ hướng ra ngoài từ trung tâm của hình ảnh này” – ESA ghi chú.
“Việc thiếu khí trong khu vực hạt nhân của nó cũng cung cấp một cái nhìn về mảnh sao hạt nhân bên trong trung tâm của thiên hà này. M47 là lớp thiên xoắn ốc, được biết đến là ‘thiết kế xoắn ốc lớn’, nghĩa là các vòng xoắn nó nổi bật và được xác định rõ ràng, không giống như cấu trúc loang lổ và bị rách như một số thiên hà xoắn ốc khác “.
Các nhà khoa học đã sử dụng máy ảnh MIRI của kính James Webbs để chụp Phantom Galaxy, từ đó họ có thể tìm hiểu thêm về các giai đoạn hình thành sao sớm nhất trong vũ trụ, mà ESA cho biết là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm lập biểu đồ 19 thiên hà hình thành nên những vì sao gần đó trong vùng hồng ngoại.