WinWinStore – GFX 50S II là phiên bản nâng cấp nhẹ so với chiếc 50S cơ bản với những yếu tố được đem xuống từ GFX 100S đáng chú ý, mặc dù cũng khá ấn tượng đấy nhưng nó chỉ là một bản nâng cấp nhẹ và nhỉnh hơn một chút so với full frame thì như vậy có đủ làm hài lòng người dùng?
Khi chiếc GFX 100S được ra mắt hồi sự kiện X Summit Global 2021, chiếc máy ảnh đã chiếm trọn hào quang cho dòng medium format. Nhưng lúc này thì chiếc GFX 50S sẽ ra sao? Khi mà phiên bản 100S đã tốt hơn, gọn gàng hơn và nhẹ hơn rất nhiều cùng với đó là các sức mạnh của hệ thống IBIS được tích hợp bên trong. Câu hỏi rằng liệu Fujifilm có đưa những thứ đáng chú ý trên GFX 100S xuống cho GFX 50S hay không? Câu trả lời đã được Fujifilm đáp lại vào sự kiện X Summit Prime 2021 hồi tháng 9 với phiên bản Mark II có được những nâng cấp tương xứng.
Về cơ bản thì đây là một chiếc máy ảnh với nhiều thứ cũ nhưng cũng có những thứ mới. Đây không phải là một điều gì đó quá tệ mà thay vì phải sáng tạo ra một thân máy mới, các kĩ sư của Fujifilm chỉ cần dùng khung của GFX 100S để tạo ra chiếc GFX 50S II này. Thêm vào đó là hệ thống IBIS và hệ thống sử dụng năng lượng pin tốt hơn. Tất cả đều đã có từ GFX 100S từ những dây chuyển sản xuất, nghiên cứu và lắp ráp nên việc chế tạo GFX 50S II trên cùng một nền tảng là hợp lý. Tuy nhiên cảm biến thì là một câu chuyện khác khi mà hãng chưa có được cảm biến mới nào và cũng chẳng thể dùng cảm biến của GFX 100S, thế nên việc trang bị lại cảm biến của phiên bản gốc và của GFX 50R là điều phải làm.
Mặc dù dùng cảm biến từ phiên bản gốc nhưng điều này không có nghĩa là chất lượng ảnh tương đương, thay vào đó phiên bản mới được nâng cấp vi xử lý mới nhất là X Processor 4. Nâng cấp này đem đến cho máy ảnh hiệu năng tốt hơn rất nhiều, đặc biệt là ở khả năng lấy nét nhanh hơn, chính xác hơn và còn có thể nhận diện gương mặt, nhận diện mắt tốt hơn.
Cải thiện lớn nhất chắc có lẽ chính là hệ thống IBIS được đem xuống từ GFX 100S, hệ thống này vẫn vừa vặn để đem đến một thân máy nhỏ gọn và cho khả năng chống rung lên đến 6.5 stop ở 5 trục, giúp cho việc dùng với ống kính GF 64mm F2.8 với tốc 1/6 vẫn rất chi tiết khi cầm tay. Đặc biệt là nếu đẩy lên 1/20 thì quả thật chẳng hề lo lắng về ảnh bị mờ. Xét về kích thước của cảm biến và tốc độ chậm của cảm biến medium format thì quả thật thông số này rất đáng khen, ngoài ra dù được nhắc đến là gọn và nhẹ nhưng những chiếc máy ảnh medium format vẫn rất nặng tay, vì thế để chụp được 1/6 không có tripod hoặc gimbal mà chỉ cầm tay và vẫn rõ nét thì thật sự rất ấn tượng. Việc có được hệ thống IBIS theo đánh giá của nhiều người thì nó còn tuyệt hơn cả việc có thêm độ phân giải.
Đặc biệt máy ảnh còn có khả năng chống chịu thời tiết rất tốt, ví dụ như trong trường hợp bài viết là trời lúc này đang có tuyết và nhiệt độ -14°C nhưng GFX 50S II và GF 64mm F2.8 vẫn hoạt động tốt. Mặc dù khi đeo bao tay thì xúc giác cũng như độ nhạy bén trong việc điều chỉnh các thông số có giảm nhưng nhìn chung thiết kế của máy vẫn đem đến khả năng vận hành tốt. Grip trước sâu và khu vực nghỉ ngón cái cho phép cầm máy rất tốt trong điều kiện này.
Việc có thêm độ phân giải cũng đã là một điểm cộng so với máy ảnh full frame rồi, nhưng chắc chắn có người sẽ nói rằng một số máy ảnh full frame hiện đã gần đạt 50MP rồi. Tuy nhiên cần lưu ý GFX 50S II có cảm biến kích thước medium format lớn 43.8mm x 32.9mm, gấp 1.7 lần so với kích thước 36mm x 24mm của full-frame. Đây cũng là một lợi thế khi mà các điểm ảnh lớn hơn, thu được nhiều dữ liệu hơn và đem đến chi tiết cũng như độ rõ ràng cùng với hiệu năng ISO cao hơn, dải tương phản tốt hơn. Kết hợp với vi xử lý mới thì thật sự rất tuyệt vời.
Tuy nhiên vẫn có những điểm cần nhắc đến, đó chính là việc không có nút D-Pad thật sự không thể nào chấp nhận được. Phía sau của máy vẫn còn khá nhiều chỗ để đặt D-Pad cùng joystick và có cả hai đều rất tuyệt, vậy tại sao lại bỏ đi vậy Fujifilm ơi??? Ngoài ra, cần điều khiển mới là thứ tồi tệ nhất mà Fujifilm từng làm. Mặt trên giống như giấy nhám sắc nhọn so với ngón tay cái và chuyển động không tự nhiên. Cần gạt đa hướng mới thực sự bị ‘mắc kẹt’ khi cuộn qua các menu trừ khi bạn đang đẩy hoặc kéo theo hướng chính xác mà bạn đang cố gắng tiến tới.
Điều này liên quan đến cá nhân nhiều hơn, những việc loại bỏ hai nút vặn chính và phụ, thay thế bằng màn hình lớn với nút vặn ảo giật lag thật sự rất phiền phức. Chỉ có 1 nút vặn duy nhất ở khu vực PSAM mà thôi và đây là điều mà người dùng Fujifilm chắc chắn sẽ rất thất vọng vì họ thường rất dùng các nút vật lý để tuỳ chỉnh chức năng. Giờ đây để điều chỉnh thông số thì người dùng giờ sẽ phải đi tới nút Q để tuỳ chỉnh hoặc phí phạm một nút Fn cho ISO,… Việc mất đi 3 nút vặn chính, 2 nút vặn phụ trên máy ảnh GFX 50S II sẽ không phải là vấn đề với người mới của Fujifilm, nhưng với người dùng gắn bó thì đây có thể là một điểm trừ.
Nhưng dù sao cũng tổng kết lại thì việc ra đời chiếc máy ảnh GFX 50S II với những gì mà chiếc máy ảnh này đang có là một sự hợp lý. Đây là một sự hợp lý cho những ai muốn tiến tới máy ảnh medium format kĩ thuật số. Đây thật sự là một thiết bị hợp lý với mức giá cũng rất ổn so với máy ảnh medium format, nhờ đó chúng ta sẽ tiến tới được hệ sinh thái của dòng máy ảnh cảm biến cỡ lớn này. Đi kèm với máy ảnh nếu bạn là người mới thì GF 50mm F3.5 R LM WR có lẽ là sự lựa chọn tốt hơn so với ống kit. Vì thế, dù có những nâng cấp nhỏ so với thế hệ GFX 50S trước, nhưng những nâng cấp này đủ để bạn có thể lựa chọn và còn là một sự lựa chọn tốt hơn so với full frame.