WinWinStore – Sony A7C được đánh giá là chiếc máy ảnh full frame nhập một mạnh mẽ và nhỏ gọn, nhưng nếu so sánh với A7 III thì bạn nên lựa chọn thiết bị nào?
Sony A7C là thiết bị mới, được đánh giá là máy ảnh full frame nhập môn tốt nhất trong năm 2020 vừa qua. Nhưng nếu phải lựa chọn giữa thiết bị này và Sony A7 III cao cấp hơn, liệu bạn nên chọn chiếc máy nào phù hợp với bản thân? Dưới đây sẽ là những điểm bạn cần biết khi so sánh và đưa ra quyết định lựa chọn:
Cảm biến
- Sony A7C: 24.2MP Full frame (35.6×23.8mm), Exmor R CMOS
- Sony A7 III: 24.2MP Full frame (35.6×23.8mm), Exmor R CMOS
Như bạn có thể thấy được là hai chiếc máy ảnh sử dụng cảm biến giống nhau, đều là cảm biến Exmor R CMOS với độ phân giải 24.2MP. Cả hai cũng cùng trang bị vi xử lý Bionz X nghĩa là nếu dùng chung một ống kính thì hình ảnh, chất lượng sẽ tương đương nhau.
Lấy nét tự động
- Sony A7C: -4EV đến 20EV (tương đương ISO100 khi gắn ống kính F2.0)
- Sony A7 III: -3EV đến 20EV (tương đương ISO100 khi gắn ống kính F2.0)
Vì được trang bị chung cảm biến và vi xử lý nên khả năng lấy nét của cả hai tương đương nhau với 693 điểm lấy nét theo pha và 425 điểm lấy nét tương phản. Tuy nhiên về độ nhạy sáng khi lấy nét thì A7C sẽ tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng một chút, tốt hơn khoảng 1EV. Nhưng bên cạnh đó thì vì là máy ảnh mới nên A7C sẽ có công nghệ hỗ trợ nhận diện tốt hơn dựa vào AI, từ đó có thể theo dõi vật thể tốt để lấy nét chính xác. Nhưng đồng thời thì A7 III cũng khá tốt, tuy vậy so sánh thì A7C nhỉnh hơn do công nghệ mới hơn.
Viewfinder
- Sony A7C: OLED 0.39-inch với 2.359 triệu điểm ảnh
- Sony A7 III: OLED 0.5-inch với 2.359 triệu điểm ảnh
Viewfinder là một trong những thứ khác biệt khi so sánh Sony A7C với A7 III. Mặc dù là thiết bị mới nhưng A7C chỉ được trang bị viewfinder có kích thước 0.39-inch mà thôi và được đặt ở góc bên trái thân máy, còn A7 III lại có viewfinder 0.5-inch đặt chính giữa máy. Còn lại về chất lượng thì cả hai đều tương đương với tấm nền OLED và 2.359 triệu điểm ảnh.
Màn hình LCD
- Sony A7C: Xoay lật đa năng kích thước 3-inch với 921.600 điểm ảnh
- Sony A7 III: Lật, kích thước 3-inch với 921.600 điểm ảnh
Màn hình là một trong những khác biệt mà bạn nên cân nhắc tiếp theo, với nguyên lý thiết kế mới thì Sony A7C là chiếc máy ảnh thứ hai sau A7S III được trang bị màn hình xoay lật đa năng đem đến nhiều góc độ chụp khác nhau, kể cả chụp selfie và vlog. Trong khi đó thì A7 III sẽ chỉ có thiết kế màn hình cũ với khả năng lật hạn chế mà thôi, không thể lật về trước.
Kích thước và hình dạng
- Sony A7C: 124.0mm x 71.1mm x 59.7mm
- Sony A7 III: 126.9mm x 95.6mm x 73.7mm
Sony A7C là chiếc máy ảnh rất nhỏ gọn, mặc dù không thể nhét vừa túi nhưng với kiểu dáng thiết kế lấy cảm hứng từ dùng A6000 đem đến cho thiết bị sự linh hoạt, đặc biệt là khi kết nối với các ống kính đa dụng như Sony FE 28-60mm F4-5.6. Viewfinder của A7C ngoài đặt ở góc trái thì kiểu dáng của nó khá vuông vức.
Còn A7 III thì có thiết kế chuyên nghiệp hơn dành cho người dùng, với kích thước khá đáng kể và khả năng cầm nắm tốt.
Tốc độ màn trập
- Sony A7C: 1/4000-30 giây
- Sony A7 III: 1/8000-30 giây
Đối với nhiếp ảnh thì tốc độ màn trập nhanh khoảng 1/4000 là quá đủ, nhưng khi bạn có ống kính khẩu độ rất lớn thì việc có thể tăng tốc độ màn trập lên cao hơn để bù đắp lại. Vì vậy ở tiêu chí này chiếc máy ảnh A7 III với khả năng tối đa đạt 1/8000 giây là rất ấn tượng, cho phép thiết bị có thể chụp được các bức ảnh thể thao tốt hơn, chân dung hoặc những trường hợp ngoài trời nắng gắt hơn.
Nút vặn điều khiển
- Sony A7C: Hai nút vặn phía sau
- Sony A7 III: Một nút vặn trước, hai nút vặn sau
Sony A7C có hai nút vặn điều chỉnh EV được đặt ở phía sau máy ảnh, một nút ở vị trí đặt ngón cái và nút còn lại thì thấp hơn. Với thiết kế này bạn sẽ có thể thay đổi thông số với ngón cái rất dễ dàng.
Trong khi đó A7 III cũng tương tự nhưng còn được trang bị thêm một nút vặn thứ ba ở phía trước, đặt trên grip cầm để sử dụng với ngón trỏ của bạn. Vì thế có thể nói khả năng kiểm soát thông số của A7 III là tốt hơn.
Tốc độ chụp liên tục
- Sony A7C: Hơn 215 ảnh JPEG Extra fine, hơn 115 file raw, hơn 86 raw+JPEG
- Sony A7 III: Hơn 163 ảnh JPEG Extra fine, hơn 89 file raw, hơn 79 raw+JPEG
Cả hai máy ảnh đều có tốc độ chụp 10fps nhưng A7C được Sony cải tiến bộ nhớ để có thể chụp liên tục lâu hơn và có thể chụp với tốc độ 10fps lên đến 21.5 giây rất ấn tượng. Với tốc độ này nhiều tình huống sẽ dễ dàng được A7C đáp ứng được kể cả chụp thể thao. Tuy nhiên kiểu dáng của máy ảnh lại khó dùng với ống kính tele dài và lớn.
Trong khi đó thì A7 III có tốc độ chụp chậm hơn, nhưng lại cho cảm giác cầm nắm tốt và được đánh giá là máy ảnh cơ bản cho chụp thể thao nên dù thông số chụp có thấp hơn thì nhiều nhiếp ảnh gia thể thao vẫn lựa chọn A7 III.
Khe thẻ nhớ
- Sony A7C: Một khe SD/SDHC/SDXC UHS-I/II
- Sony A7 III: Hai khe SD/SDHC/SDXC, Slot 1: UHS-I/II, Slot 2: UHS-I
Về các khe thẻ nhớ và khả năng lưu trữ thì A7C chỉ có một khe SD/SDHC/SDXC tương thích với chuẩn UHS-I/II, trong khi đó A7 III thì đa năng hơn với hai khe SD/SDHC/SDXC với khe đầu tiên hỗ trợ UHS-I/II và khe thứ hai chỉ UHS-I mà thôi. Với hai khe này bạn có thể chụp và quay phim riêng biệt cùng với đó là có thể lấy file dễ dàng hơn trong các trường hợp làm việc.
Tổng kết
Với những điểm khác biệt ở trên, chắc chắn bạn đã đưa ra được quyết định nào rồi nhỉ?
Sony A7C với màn hình xoay lật đa năng, bộ nhớ đệm lớn và khả năng lấy nét tốt hơn một chút sẽ dành cho những ai ưa thích một thiết bị mạnh mẽ. Đặc biệt thiết bị còn có kích thước khá nhỏ dễ di chuyển và phù hợp với nhiều trường phái chụp sẽ là sự lựa chọn tốt cho người dùng du lịch.
Trong khi đó thì Sony A7 III thì là một chiếc máy ảnh mạnh mẽ, viewfinder tốt và trải nghiệm cầm nắm tốt. Đây là một chiếc máy ảnh toàn vẹn mặc dù một số thông số có thể không bằng A7C, đặc biệt là kích thước cũng tương đối lớn khi so sánh.
Nếu bạn ưa thích di chuyển, sự gọn nhẹ thì A7C là một lựa chọn rất tốt. Tuy nhiên nếu thích cầm nắm, cảm giác và sự chuyên nghiệp thì A7 III sẽ tốt hơn. Yếu tố cuối cùng phụ thuộc vào tài chính của bạn có cho phép hay không, chênh lệch về số tiền không quá nhiều nhưng bạn cũng nên cân nhắc dành một chút ra để đầu tư vào ống kính.