AirPods – Không chỉ là một chiếc tai nghe

WinWinTeam


Apple đã tuyên bố rằng, AirPods sinh ra để xây dựng một hệ sinh thái “hoàn toàn không dây” trong tương lai. Nhưng đối với nhiều người, đây chỉ là một món phụ kiện của sự phù phiếm. Và sự thật thì luôn luôn khó nghe.

AirPods - Không chỉ là một chiếc tai nghe

AirPods là một sản phẩm của quá khứ

Được tạo thành từ sự kết hợp của carbon, hydro, oxy, nitơ, clo và lưu huỳnh. Ngoài ra còn có vonfram, thiếc, tantalum, lithium và coban. Những hạt dùng để cấu thành những nguyên tố này được tạo ra cách đây 13.8 tỷ năm, xuyên suốt vụ nổ Big Bang. Con người khai thác những nguyên tố này từ Trái Đất, nung chảy và tinh luyện chúng. Trong quá trình này, những công nhân có thể hít phải những loại khí độc, sau đó lắng đọng trong phổi. Các nguyên liệu này sẽ được khai thác ở các hầm mỏ ở Việt Nam, Nam Phi, Kazakhstan, Peru, Mexico, Indonesia và Ấn Độ, rồi sau đó vận chuyển đến các nhà máy ở Trung Quốc. Những công nhân ở đây tạo ra bốn chip máy tính nhỏ và hàn chúng lại thành một mạch logic. Cảm biến, microphone, ăng-ten được dán lại với nhau và cho vào một “khung nhựa” màu trắng trông khá bắt mắt.

Chúng được gọi là AirPods. Là một tập hợp các nguyên tử, thứ được sinh ra từ thuở bình minh của vũ trụ, được chôn vùi dưới bề mặt Trái Đất và cuối cùng là được nhét vào cùng một diện tích nhỏ bé, viễn cảnh tương tự với “Vụ Co Lớn” (The Big Crunch) – một giả thiết về sự sụp đổ của vũ trụ, khi vạn vật co lại và quy tụ về một điểm duy nhất, gần giống với hình thái của vũ trụ trước “Vụ Nổ Lớn”. Công nhân thì được trả một mức lương rất thấp để biến một sản phẩm như thế này thành hiện thực. Sau đó thì sao? Những chiếc tai nghe này, được Apple, công ty nghìn tỷ đô đầu tiên của nhân loại bán với giá 159USD.

Trong khoảng 18 tháng, AirPods thực hiện việc phát nhạc, chơi podcast hoặc gọi điện thoại. Dần dần, pin lithium – ion sẽ không lưu được nhiều dung lượng như ban đầu và cuối cùng là không thể hoạt động được nữa. Những chiếc tai nghe này gần như là không thể sửa chữa được vì những thành phần của chúng đã bị dán dính lại với nhau. Và người dùng cũng không thể vứt chúng đi vì pin lithium – ion có thể gây cháy. Cũng không dễ để tái chế, vì không có một cách nào để tách pin ra khỏi các bộ phận khác một cách an toàn. Thay vào đó, AirPods sẽ nằm trong ngăn tủ của bạn mãi mãi.

Kyle Wiens, giám đốc điều hành của iFixit, công ty chuyện tháo lắp và bán những công cụ sửa chữ từng phát biểu, bo mạch chủ của AirPods là một cơn ác mộng. Hơn nữa, theo một bài review từ một chuyên trang đánh giá tai nghe uy tín là Rtings.com, thiết bị này có chất âm “dưới trung bình”. Đối với cư dân mạng thì sao? Airpods như là một biểu tượng mới của sự giàu có.

Nhưng, hơn cả một chiếc tai nghe, AirPods còn như một tạo vật tượng trưng cho sự phân chia giai cấp. Những tầng lớp lao động phải vất vả làm những công việc nặng nhọc như khai thác mỏ, tinh chế quặng, rồi ngồi tỉ mỉ hàn từng mối hà nhỏ để tạo nên một chiếc tai nghe thành phẩm. Trong khi đó, những người thuộc tầng lớp trên sẽ chỉ ngồi thiết kế, số khác sẽ mua những chiếc Airpods.

AirPods - Không chỉ là một chiếc tai nghe

Còn nữa, giả sử bạn sở hữu một chiếc Airpods trong vòng vài năm, nhưng Trái Đất mang theo những chiếc tai nghe này gần như vĩnh viễn. Khi chết đi, xương của chúng ta bị phân huỷ trong chưa đầy một thế kỷ, nhưng ngược lại, chiếc vỏ nhựa của AirPods sẽ không phân huỷ, ít nhất là trong vòng một thiên niên kỷ đầu tiên. Để rồi, hàng ngàn năm sau, nếu nền văn minh con người vẫn còn tồn tại, các nhà khảo cổ của thế hệ này sẽ tìm thấy những chiếc tai nghe này ở những tàn tích xưa cũ mà con người của thiên niên kỷ này để lại. Những hậu thế sau này sẽ tự hỏi, tại sao chúng ta lại tạo ra những thiết bị này và tại sao nhiều người mua chúng đến vậy? Và tất nhiên chúng ta rất nên hỏi chính mình những câu hỏi đó lúc này.

Tại sao chúng ta tạo nên một thiết bị công nghệ tồn tại trong 18 tháng và gần như không bao giờ biến mất?

AirPods trong đời sống xã hội

AirPods không phải là mẫu tai nghe true wireless đắt nhất thị trường hiện nay. Một số mẫu cao cấp có giá lên đến 730$. Những thương hiệu âm thanh đình đám như Senheiser định giá sản phẩm tai nghe không dây của mình ở mức 300$, Bose thì dễ chịu hơn với 200$.

Mark Henry, giám đốc mảng review tai nghe của Rtings.com cho rằng, AirPods cung cấp khá nhiều tiện ích trong tầm giá, mặc dù chất lượng âm thanh mang lại là “dưới trung bình”. “Bạn sẽ có một số sự lựa chọn rẻ hơn, nhưng với chất lượng gia công, từ hộp sạc đến chiếc tai nghe và cả chất lượng kết nối, thời lượng pin thì mức giá mà Apple đề ra cho mẫu tai nghe này cũng không phải là quá cao” – Henry cho biết.

Chưa hết, ít nhất là trên phương tiện truyền thông đại chúng, AirPods đã trở thành một meme và tự động “nâng cấp” chủ sở hữu lên giai cấp tư sản.

Một phần của những “joke” này xuất phát từ việc kích thước của những chiếc tai nghe này. Chúng rất dễ mất hoặc vô tình được giặt cùng với quần áo của bạn. Chỉ riêng về mặt kích thước, việc mua một chiếc tai nghe AirPods đã là một rủi ro. Khả năng bạn có thể mua được chúng và làm mất gần như bằng nhau.

Điều trớ trêu ở đây là, với đặc tính là không thể sửa chữa, tái chế hay vứt đi. AirPods là một thiết bị nhỏ, không có dây kết nối và được chế tạo để người dùng có thể mang bất kỳ lúc nào, nhất là khi di chuyển, đi lại hay tập luyện; vì lý do này, rất nhiều người đã đánh mất chiếc tai nghe này.

Giả sử, bạn không đánh mất chiếc tai nghe AirPods yêu quý của mình, thay vào đó, bạn vứt chúng vào thùng rác khi đã chai pin. Đây vẫn là vấn đề, có thể nó không xảy đến với bạn, nhưng là rắc rối đối với một người nào đó. Sau đó, khi bạn qua đời, những chiếc tai nghe này vẫn tồn tại, không thể phân huỷ, lẫn đâu đó trên Trái Đất này.

Việc sở hữu Airpods đồng nghĩa với việc bạn là một người giàu có, hệt như cái cách mà Kanye West “hờ hững” cầm chiếc laptop của anh này bước ra khỏi xe vậy.

AirPods - Không chỉ là một chiếc tai nghe

Trước đây, khái niệm về người giàu chỉ được giới hạn bởi những triệu phú, như “Ngài” West chẳng hạn. Nhưng hiện nay, AirPods là một thang đo mới, rằng bất kỳ ai cũng có thể là một tay chơi “hạng nặng”. Vậy nên, nếu bạn đủ “khả năng” mua một cặp tai nghe không dây này từ Apple, thì có nghĩa là việc mất chúng cũng không thành vấn đề. Trên mạng xã hội video khá nổi tiếng hiện nay, TikTok, ý tưởng này đã thúc đẩy một meme khá “nhạt” đó là người ta giả vờ xả những chiếc tai nghe AirPods của mình xuống nhà vệ sinh.

Một meme phổ biến khác về Airpods đó là: “Oh my god, they have AirPods in, they can’t hear us, oh my god”. Meme khá nổi tiếng trên các mạng xã hội các nước Âu – Mỹ, xuất hiện lần đầu tiên năm 2016 từ một video Youtube ngắn có tên: “Squidward The Trucks Coming. Oh my god he has headphones on. He can’t hear us. Oh my god”. Trò đùa có ý châm chọc những người sử dụng Airpods luôn hành động như thể là một người nổi tiếng, có cuộc sống tách biệt và quá “thượng đẳng” để có thể nghe được những người xung quanh nói gì. Trên thực tế, AirPods có khả năng cách ly tiếng ồn rất kém (đạt 3.6/10 theo đánh giá của Rtings.com).

AirPods - Không chỉ là một chiếc tai nghe

Meme cũng gợi ý rằng người sở hữu AirPods không bao giờ muốn tháo chúng ra. Họ muốn thể hiện cho mọi người thấy sự giàu có của bản thân.

So với các sản phẩm tai nghe true wireless khác, AirPods cho người ta cảm giác khác biệt về mặt thị giác. Trong khi nhiều thương hiệu lựa chọn sự tinh tế trong thiết kế như là có nhiều lựa chọn về màu sắc, thiết kế gọn gàng, thì Apple lại tạo ra một sản phẩm có hình dáng giống như đầu của một chiếc bàn chải đánh răng điện.

AirPods - Không chỉ là một chiếc tai nghe

Những review sớm về Airpods gọi chiếc tai nghe này là một sản phẩm “xấu xí” và miêu tả vẻ ngoài của nó là một thiết kế “gây tranh cãi”. Nhưng điều này vô tình biến thiết bị kì lạ này trở thành tâm điểm của sự chú ý bởi vẻ ngoài “không giống ai” của nó. Khi sẵn sàng bỏ qua vẻ ngoài có vẻ không được đẹp đẽ đó, thì cũng đồng nghĩa là, thật là “tự hào” khi được đeo chúng trên tai của mình.

Trên thực tế, AirPods mang trong mình khá nhiều điểm mạnh: Không như các thiết bị Bluetooth khác tại thời điểm nó ra mắt, AirPods kết nối cực kỳ nhanh chóng với iPhone (và chỉ với iPhone mà thôi). Hơn nữa kể từ khi Apple bỏ đi jack cắm tai nghe 3.5mm, các loại tai nghe có dây chỉ có thể kết nối với thiết bị nhà “Táo” thông qua một chiếc cáp chuyển nhỏ và cực kì dễ mất hoặc là sử dụng tai nghe lightning tặng kèm).

Một số người thì khá tích cực đón nhận sự ra đời của AirPods. Ví dụ người dùng Twitter này đã “chế” ra đôi bông tai AirPods và đặt tên nó là “Airrings”, rồi sau đó rao bán với giá 20$.

AirPods - Không chỉ là một chiếc tai nghe

Ngoài ra, còn hàng ngàn các sản phẩm case bảo vệ với logo của hãng thời trang xa xỉ như Gucci, Louis Vuitton và Supreme (tất nhiên chúng đều là hàng giảm, không có công ty nào trong số này thực sự sản xuất các phụ kiện nằm trong danh mục sản phẩm chính thức của Apple).

AirPods - Không chỉ là một chiếc tai nghe

Hầu hết người dùng AirPods không đồng ý với quan điểm rằng mình mua những sản phẩm này để thể hiện sự giàu có hoặc là “họ giàu có thật”. “Em học ở một ngôi trường đầy những học sinh đua đòi, đó là lý do em muốn một chiếc AirPods, nó giúp em cảm thấy hoà nhập hơn ở đây!” – CrispViolet, một người dùng Reddit chia sẻ.

Như đã nói ở trên, trung bình một sản phẩm AirPods có vòng đời sử dụng rất ngắn – chỉ 18 tháng, điều này như một tấm gương phản chiếu sự thực, rằng chúng được tạo nên từ bàn tay của những “lao động tự do” (disposable labor).

Những công nhân này chịu sự chi phối hoàn toàn từ giới tư bản. Khi thị trường có nhu cầu về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, những lao động tự do này sẽ có việc làm, nếu không, họ phải tự lo cho bản thân, cũng như gia đình của mình. Những người này có thể là các nhà thầu, công nhân bán thời gian,… Những người này được sử dụng như một phần thay thế của dây chuyền sản xuất khi nó thiếu nhân lực.

Mỗi sản phẩm như AirPods là một sự tổng hoà của nhiều ngành công nghiệp trên thế giới như khai mỏ, dầu khí và dây chuyền gia công lắp ráp, nhưng chúng có một điểm chung, là sử dụng những “lao động tự do” như đã nói bên trên, với mức lương cực kỳ thấp. Nhiều ngàn người đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới bao gồm: Brazil, Mexico, Peru, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Philipines, … phải làm việc trong môi trường không đảm bảo an toàn, hàng giờ liền để sản xuất ra các sản phẩm điện tử hiện đại này.

Vấn đề nhân công là một trong những khía cạnh đáng lưu ý. Điển hình là Foxconn – một công ty Trung Quốc thực hiện lắp ráp gần như một nửa số iPhone của thế giới – theo Business Insider; và còn nhiều sản phẩm Apple khác nữa. Foxconn có một nhà máy đặt ở Trịnh Châu, một nơi thường được gọi với cái tên là “thành phố iPhone”. Dựa trên một báo cáo của tờ Business Insider từ tháng 5 năm 2018, có hơn 350 nghìn người làm việc trong các cơ sở này với mức lương từ 300$/tháng. Trong nhiều năm, nguồn cung cấp Coban và Tantalum – những nguyên liệu để chế tạo pin lithium-ion và bảo vệ các dây dẫn trên mạch logic hầu hết đến từ Cộng hoà Dân chủ Congo (DRC). Chỉ sau khi những báo cáo về việc sử dụng lao động trẻ em, những tai nạn lao động thương tâm do môi trường làm việc không đảm bảo, Apple mới ngưng sử dụng những khoáng chất này từ các hầm mỏ nhỏ ở DRC.

Người dùng không hề hay biết về những chuyện này và tất nhiên, Apple không muốn chúng ta biết hết về những chi tiết trong chuỗi cung ứng.

Carl Marx lập luận rằng, hàng hoá sinh ra là để thoả mãn nhu cầu thị trường, nên đôi khi cái giá mà bạn bỏ ra để mua một sản phẩm, không chỉ là giá trị sử dụng. Vì theo định nghĩa, những sản phẩm này không phải là những nhu yếu phẩm. Hơn nữa, giá bán của sản phẩm còn mang theo nó là những giá trị vô hình đến từ những lao động tham gia tạo nên chúng. Những sản phẩm của Apple lấy những giá trị này từ bụi bẩn, máu, mồ hôi và cả nước mắt. Người dùng chúng ta, không thể thấy được chúng dưới những vỏ hộp sạch sẽ, trắng tinh kia. Chúng là những mệt mỏi, đau đớn và thậm chí là mạng sống của người công nhân xa lạ nào đó ngoài kia, có lẽ, người dùng chúng ta sẽ chẳng bao giờ gặp mặt.

Câu chuyện của Apple về AirPods

Theo nhà “Táo”, AirPods là một phần trong tầm nhìn của hãng về thứ gọi là “tương lai không dây”. Trang web của hãng cũng giới thiệu mẫu tai nghe này với câu slogan: “ Wireless headphones. Finally untangled”. Những sợi dây, theo lập luận của Apple, là một gánh nặng. Vậy nên sự xuất hiện của AirPods giống như là một cuộc giải phóng.

Sự thật thì những thiết bị có dây đều rất vướng víu, đặc biệt là khi được sử dụng để tập thể dục thể thao; chúng rối vào nhau và quấn tất cả những thứ xung quanh thành một mớ bòng bong. Phần vỏ nhựa bọc bên ngoài thì rất dễ bị rách, làm lộ phần dây điện bên trong và rồi rất nhanh chóng sẽ vứt những sản phẩm này vào sọt rác. Nhưng mục đích của Apple khi bán ra sản phẩm này không hề đơn giản như vậy. AirPods được giới thiệu vào năm 2016 cùng với hai mẫu iPhone 7 và 7 Plus và đây là hai mẫu smartphone đầu tiên của hãng không sở hữu jack cắm tai nghe 3,5mm. Và mẫu tai nghe này được thiết kế để kết nối dễ dàng từ iPhone, Macbook rồi cả Apple Watch. Do đó, AirPods là chất keo kết dính những thiết bị đắt đỏ trong hệ sinh thái sản phẩm của Apple lại với nhau, hãng đã bỏ ngoài tai những chỉ trích của người dùng khi cắt bỏ jack cắm tai nghe, điều làm cho iPhone trở thành một thiết bị kém thân thiện hơn hẳn.

Việc loại bỏ sự phiền toái của tai nghe có dây kéo theo hai hậu quả. Một là người dùng bị khoá bên trong một hệ sinh thái sản phẩm vô cùng hẹp, nói rõ hơn, lúc này, bạn chỉ có hai lựa chọn, mua AirPods hoặc mua những sản phẩm tai nghe có dây với cổng kết nối Lightning (tất nhiên phải có chứng chỉ MFI đến từ Apple, nếu không bạn sẽ không yên ổn được lâu đâu), ở đây xin phép không nhắc đến chiếc đầu chuyển từ lightning sang 3,5mm vì nó quá khó chịu và dễ mất. Và nếu bạn chọn mua Airpods? Bạn sẽ phải chấp nhận sau 18 tháng, chúng sẽ chết, hoàn toàn theo nghĩa đen và điều này kéo đến vấn đề thứ hai, chúng ta không thể chôn những thứ này khi chúng “đã chết”. Bạn vẫn sẽ có hai lựa chọn, nếu cố gắng gửi AirPods đến các nhà máy tái chế, những công nhân ở đây sẽ tham gia vào một “cuộc chơi” cực kỳ rủi ro là cố gắng tách những viên pin lithium-ion ra khỏi lớp keo dày đặc dán dính chúng vào những linh kiện bán dẫn và nhựa xung quanh. Lựa chọn thứ hai, ném chúng vào thùng rác, cũng không khá hơn đâu, pin lithium-ion là một sản phẩm rất dễ cháy, nếu may mắn đến được bãi rác, hành tinh xanh của chúng ta phải tiếp tục ôm ấp những thứ vốn dĩ thuộc về mình này thêm hàng nghìn năm trước khi có thể đưa chúng trở lại hình dạng nguyên thuỷ ban đầu, có thể hơn.

Mỗi chiếc AirPods ngay khi được sinh ra đã được định đoạt để trở thành một thứ được gọi là “rác thải điện tử” hay ngắn gọn là “e-waste”. Một thiết bị này chỉ có thể tồn tại vỏn vẹn 18 tháng cho đến khi viên pin “viên pin không thể thay thế bằng bất cứ cách nào” của nó vĩnh viễn mất đi khả năng lưu điện.

Trả lời phóng vấn với Motherboard, ông Wiens nói: “Tôi đã rất muốn đặt sản phẩm này vào một phân loại gì đó, nhưng không thể, nó hoàn toàn là một thất bại. Khi họ làm ra những sản phẩm này, bản thân Apple đã biết những chiếc tai nghe này sẽ chỉ tồn tại được trong 18 tháng, nhưng nhân danh hệ sinh thái “không dây”, họ vẫn ngó lơ đi, và bây giờ chúng ta đang nhìn thấy gì đây? AirPods là sản phẩm có vòng đời cực kỳ ngắn và không thể vứt đi”.

Âm thanh là một khía cạnh quan trọng đối với Apple, ít nhất là trên góc độ marketing. Hãng này đã cơ bản định nghĩa lại thị trường nhạc số với hai sản phẩm nổi bật là máy nghe nhạc iPod và kho nhạc iTunes, điều này đã phần nào thúc đẩy sự phát triển của định dạng nhạc MP3. Chiếc tai nghe màu trắng là tâm điểm của những video quảng cáo iPod suốt những năm giữa thập niên 2000.

Nhưng, Apple chưa từng bán AirPods với danh xưng là chiếc tai nghe có chất lượng âm thanh tốt nhất thế giới. Trong gần hai phút của video giới thiệu chiếc tai nghe này, chất lượng âm thanh của nó không hề được nhắc đến cho đến hai câu dẫn cuối cùng (“ And of course, the new wireless AirPods deliver incredible sound”). Cốt lõi trong chiến dịch marketing của Apple đối với AirPods thực tế tập trung vào việc thiết bị này “không dây”.

“Có rất nhiều công nghệ được gói gọn trong chiếc tai nghe nhỏ bé này”, phó chủ tịch marketing của Apple, ông Philip Schiller đã nói như thế trong buổi ra mắt AirPods. “Nó là một tổ hợp gồm một chip điều khiển, một cặp gia tốc kế, cảm biến tiệm cận, ăng ten, …. tất cả gói gọn bên trong một diện tích cực kỳ hẹp”.

Điều làm cho AirPods có thể hoạt động trơn tru với các mẫu iPhone hơn các tai nghe true wireless khác có thể đó là vì nó sở hữu trong mình con chip W1 (hiện nay là H1), thứ có thể làm được 3 điều sau đây:

– Nó giúp tai nghe giao tiếp với điện thoại, máy tính hay với chiếc tai nghe còn lại.

– Việc ghép đôi diễn ra nhanh hơn, không cần phải vào phần cài đặt của iOS.

– Tương thích tốt với Siri và có khả năng thực hiện cuộc gọi mà không cần tương tác với điện thoại.

Nhưng công nghệ cơ bản giúp AirPods có những khả năng này là Bluetooth (sử dụng sóng radio để truyền dẫn dữ liệu âm thanh từ thiết bị này sang thiết bị khác). Jim Kardach – một kỹ sư Intel đã nghỉ hưu, người đã đặt cho Bluetooth cái tên của nó hiện tại trả lời với Motherboard rằng, Bluetooth thực sự là một giải pháp công nghệ không dây rất rẻ. Tuy nhiên, những công ty trên thế giới lại bán những sản phẩm dựa trên nền tảng là Bluetooth như một thứ xa xỉ.

Apple không có bình luận gì khi nhận được câu hỏi đến từ Motherboard.

Kardach cho biết thêm, anh nghĩ về sự lơi dụng này khi nhìn thấy một quảng cáo của một hãng xe sang: “Xe của chúng tôi có trang bị công nghệ Bluetooth tích hợp, chiếc Jaguar này là một chiếc xe cực kỳ đắt tiền và hãng có thể khoe khoang về hầu hết mọi thứ”. Kardach bức xúc nói: “ Chi phí để tích hợp Bluetooth lên một chiếc Jaguar là vỏn vẹn một đô la, tuy nhiên hãng đã huyên thuyên về nó như một trong ba tính năng nổi bật của chiếc xe này?”

AirPods cũng vậy, sở hữu một ăng ten Bluetooth thông thường để truyền dẫn dữ liệu. Nhìn chung, công nghệ không dây đơn giản này đã tồn tại trên thế giới trong suốt hai mươi năm nay.

Harald Bluetooth – con trai của Gorm

Kardach đặt tên Bluetooth theo tên Harald Bluetooth, một hoàng đế Viking trị vì đất nước Đan Mạch trong thế kỷ đầu tiên sau công nguyên. Theo Kardach, mục tiêu của kết nối Bluetooth là kết hợp các công nghệ như sóng radio, mạng di động và kỹ thuật số. Tương tự như hoàng đế Bluetooth đã hợp nhất Đan Mạch và Nauy cổ xưa, tạo ra một vương quốc Scandinavia duy nhất.

1556917202865-Screen-Shot-2019-05-03-at-45948-PM

Bluetooth được lấy cảm hứng từ những câu chuyện trong quá khứ. Hiện tại, nó lại được sử dụng để chế tạo những sản phẩm như AirPods: Được thiết kế để tồn tại vài tháng, sau đó ngừng hoạt động và ngồi lại trong lòng đất rất lâu trước khi ra đi mãi mãi.

Tất nhiên là AirPods không phải là sản phẩm duy nhất như vậy. Rất nhiều sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày được chế tạo chỉ để trở thành rác và cuối cùng là hoá thạch. Những hàng hoá nhựa dùng một lần như chai nước, cốc cà phê, túi nhựa rất rẻ đối với các công ty và tiện lợi cho người dùng. Chúng cuối cùng phần lớn là trôi nổi trên những đại dương và phủ đầy thềm lục địa. Thiết bị điện tử cũng vậy. Đối với các công ty như Apple, việc sửa chữa làm giảm lợi nhuận của hãng, vì vậy họ đã làm mọi cách để các sản phẩm rất khó để sửa chữa hoặc không thể. Từ đó dễ dàng bán ra các thiết bị mới hàng năm.

Trên phạm vi toàn cầu, nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là các nhà sản xuất, họ gần như không hề quan tâm đến vấn đề tuổi thọ sản phẩm. Các sản phẩm có khả năng sử dụng lâu dài đang dần mất đi, thay vào đó là các mặt hàng như AirPods, mau chóng kết thúc vòng đời để các kẻ kế nhiệm bước lên, thay thế chúng và cũng “qua đời” không lâu sau đó.

Có một điều chắc chắn là, AirPods không phải là một trong những tai nghe đắt nhất trên thị trường và những câu đùa về sản phẩm này dùng để thể hiện sự giàu có cũng chỉ là những trò giải trí của những người bất đồng quan điểm. Nhưng sự thật là, AirPods là một biểu tượng của của cải. Nó là biểu trưng của một nền kinh tế nơi mà người ta có thể mua một tai nghe với giá 160$ và khả năng họ mất nó ngay sau đó cực kỳ cao. Chưa hết, để tạo ra chúng, rất nhiều người chỉ kiếm được số tiền gấp đôi giá bán của những chiếc tai nghe này, phải mạo hiểm mạng sống của mình. Nếu AirPods có thể làm gì đó hơn 18 tháng sử dụng ngắn ngủi của nó, thì đích thị đây sẽ là những mẫu hoá thạch trong tương lai của chủ nghĩa tư bản hiện hữu.


Trên đây là một bài viết khá hay về sự ảnh hưởng của AirPods đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bạn có thích những nội dung như thế này không? Hãy cho WinWinStorebiết bằng cách comment bên dưới nhé.

Lược dịch: Motherboard/Vice.com

Tin liên quan